Tiêu chuẩn thi công khung xương trần thạch cao chìm cần hoàn thiện sơn bả? Khoảng cách treo ty nghiệm thu khung xương trần thạch cao, kích thước làm trần thạch cao khung nổi thả tấm 600x600 và trần thạch cao chìm như thế nào là đúng quy trình kỹ thuật, chiều cao trần thạch cao với trần bên trên và khoảng cách từ nền nhà tới trần bao nhiêu là hợp lý? Đây là câu hỏi mà đại đa số chủ nhà thường quan tâm khi làm trần thạch cao, để biết tự giám sát cho công trình làm trần thạch cao nhà mình xem thợ thi công thạch cao đã chuẩn chưa. Có rất nhiều khách hàng đã điện qua Hotline 098 92 15078 cho Nam Ngọc để nhờ tư vấn về kích thước tiêu chuẩn khoảng cách hệ khung xương thi công trần thạch cao. Nhưng khi diễn đạt qua điện thoại có nhiều khách hàng khó tưởng tượng bởi trần thạch cao có nhiều loại xung xương khác nhau như thanh chính, thanh phụ thanh viền tường... Để quý khách hàng dễ dàng tìm hiểu về quy cách thi công khung xương trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả 60x60 hôm nay Nam Ngọc chia sẻ bài viết này. Hi vọng đây sẽ là bài viết tư vấn hữu ích cho quý khách hàng, xem thêm giá trần thạch cao và mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp.
Trần thạch cao khung
xương chìm vĩnh tường hoặc hà nội khác với trần thạch cao thả 60x60 tấm nổi chỉ
cần thả tấm xong là xong nghiệm thu, trần chìm sau khi bắn tấm thạch cao nên
khung xương thì cần thêm công đoạn hoàn thiện sơn bả thạch cao, gồm sử lý chống
nứt, bả phủ, giáp xả nhám và sơn hoàn thiện 2 lớp sơn phủ trắng, vừa chắn chắn
lại có tính thẩm mỹ cao, đa dạng về mẫu mã. Hệ thống khung trần chìm sẽ được
bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài, sau khi sơn bả hoàn thiện công trình, người
không tinh mắt ít tiếp xúc với trần thạch cao
sẽ nhầm thành trần thật bằng bê tông, tham khảo mẫu trần thạch cao đẹp.
I. Cấu tạo và tiêu chuẩn nghiệm thu khoản cách hệ khung xương trần thạch cao chìm:
1) Thanh chính:
Là thanh chịu lực chính (hay còn gọi là thanh xương cá) dạng chữ U liên kết móc
với các thanh phụ, trên thanh chính có các lỗ để treo hệ khung xương với móc
treo. Khoảng cách bố trí các thanh chính là từ 800mm đến 1000mm. Khoảng cách khuyên
dùng là 800mm
2) Thanh phụ: Dạng
mặt chữ C (hay còn gọi là U gai) là
thanh liên kết trực tiếp với tấm thạch cao bằng vít và liên kết với thanh chính
kiểu liên kết móc, khoảng cánh bố trí các thanh phụ là 404mm.
3) Thanh viền tường:
Còn gọi là V góc, thanh viền tường 25x25mm một bên liên kết với tấm thạch cao,
ugai và một bên liên kết với tường hoặc
vách.
4) Bộ phận ty treo: Bộ phận này hiện nay người ta sử dụng nhiều hệ ty ghen m6, bulong, cối sắt, khoảng cách tyghen là 800mm đến 1000mm
II. Cấu tạo và tiêu chuẩn nghiệm thu khoản cách hệ khung nổi
trần thạch cao thả 60x60
Hệ khung nổi trần thả gồm thanh chính, thanh phụ, thanh V viền tường và hệ treo khung thép.
1) Thanh chính: Là thanh chịu lực chính có chiều dài là
3600mm được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
2) Thanh phụ: Là thanh được liên kết với thanh chính để tạo
thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế, thanh phụ có 2loai chiều dài 600mm
và 1200mm.
3) Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc
vách ngăn 190mm X 220mm.
4) Bộ phận ty treo: Gồm bát treo, tăng đơ, móc treo T-bar, hoặc nên sử dụng v hoặc u gai của hệ trần chìm để chống cứng cho khung trần nổi thêm chắc chắn hơn.
Các bước thi công
trần thạch cao khung nổi thả tấm 60x60 đúng quy trình kỹ thuật
1, Đọc kỹ hồ sơ thiết
kế trần thạch cao
2, Khảo sát kỹ mặt bằng
thực tế, và tính khả thi của bản vẽ thiết kế
3, Kiểm tra và xác định cost trần bằng máy cost, đánh dấu
cost vạch mực
4, Đinh bê tông, dùng để đóng thanh viền tường liên kết với
tường, cũng có thể dùng nở nựa và vít
5, Thanh viền tường, đóng viền quanh tường
6, Đánh dấu các điểm treo của thanh treo, khoảng cách không
quá 1200mm, Nở sắt, đóng trực tiếp vào trần bê tông để liên kết với thanh treo
qua pas treo, Thanh treo, liên kết với nở sắt để treo hệ thống khung xương qua
dây thép và tender điều chỉnh cao độ, khoảng cách giữa các thanh treo không quá
1200mm, Tender, có tác dụng hiệu chỉnh thanh treo khoang cách giữa các nở sắt
không quá 1200mm
7, Thanh chính khoảng cách giữa 2 thanh là 1220mm
8, Thanh phụ, cả thanh phụ ngắn và thanh phụ dài khoảng cách
giữa 2 thanh đều là 610mm
9, Tấm trang trí, thả trên hệ thống khung xương nổi khi đã cố
định
10, Vệ sinh, kiểm tra (chỉnh sửa lại nếu có lỗi) và nghiệm
thu
III. chiều cao trần
thạch cao với trần bên trên và khoảng cách từ nền nhà tới trần bao nhiêu là hợp
lý?
chiều cao trần thạch
cao với trần bên trên khoảng bao nhiêu thì hợp lý là câu hỏi mà rất nhiều người
còn băn khoăn. Bởi khoảng cách này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như
độ an toàn của cả hệ trần khi đưa vào sử dụng. Chiều cao trần thạch cao đến trần
cũ có ảnh hưởng đến sự thông thoáng của ngôi nhà
Ở nước ta, dựa
vào đặc điểm khí hậu, để có được sự thoáng mát nhất định, chiều cao tối thiểu của
trần tính từ sàn nhà đến điểm trần thạch cao
phải đạt từ khoảng 2,7 – 3,3m. Cho nên khi làm trần nhà không nên hạ trần
thạch cao xuống quá thấp, cách xa bề mặt của trần cũ. Bởi vì điều này sẽ gây ra
sự bí bách cho ngôi nhà và làm giảm tính thẩm mỹ vốn có của mẫu trần thạch cao đẹp.
Ngoài ra trần thạch
cao còn có khả năng che giấu những khuyết điểm trên trần như đường dây điện, đường
ống nước. Để bên trên có đủ phần khoảng không để đi dây điện, ống nước thì khoảng
cách tối thiểu cần giữa chiều cao trần thạch cao và trần nguyên thủy là từ 10 –
30cm.
Với khoảng cách
này bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện trang trí và bố trí hợp lý các đèn led âm
trần thoải mái cho hệ trần. Còn nếu bạn muốn thiết kế khe treo rèm trên trần thạch
cao thì hãy thiết kế phần khe treo rèm với chiều sâu 23 cm để giúp đảm bảo tính
thẩm mỹ.
Hy vọng với những
thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp bạn đã trả lời được nhữn câu hỏi còn thắc mắc
về chuyên đề khoảng cách tiêu chuẩn của trần thạch cao.
Chúc quý khách AN
KHANG THỊNH VƯỢNG
- Công Ty TNHH Phát Triển Xây Dựng Và Thương Mại Nam Ngọc
- Liên hệ: Nguyễn Trường
- Phone: 098 92 15078
- Email: noithatnamngoc@gmail.com
- Website: www.namngoc.net